PVLC Thứ Sáu + ĐTC Tông Du + Ngẫu Tượng Đạo Theo

  • T2, 11/09/2017 - 11:18
  • admin

LỄ KÍNH 

SINH NHẬT ĐỨC MẸ 8/9/2017

ĐTC GPII - Bài Giáo Lý Thánh Mẫu thứ 55 ngày 9/7/1997:

Mẹ Maria là tạo vật đầu tiên được hoan hưởng sự sống đời đời

1- Truyền Thống liên tục và nhất trí của Giáo Hội cho thấy mầu nhiệm Mông Triệu của Mẹ Maria thuộc về dự án thần linh ra sao và xuất phát từ việc Mẹ thông phần đặc biệt vào sứ vụ của Con Mẹ thế nào. Trong ngàn năm đầu tiên của Kitô giáo, các tác giả thánh thiện đã nói như thế.

Các chứng từ, chưa hoàn toàn đưoọc khai triển, có thể được tìm thấy nơi Thánh Ambrose, Thánh Epiphanius và Timothy thành Gierusalem. Thánh Germanus I thành Constantinople (+730) đã đặt vào miệng của Chúa Giêsu khi Người sửa soạn mang Mẹ của Người về trời: "Mẹ phải ở nơi Con ở, Người Mẹ bất khả phân ly với Con mình..." (Hom. 3 in Dormitionem, PG 98, 360).

Ngoài ra, cũng Truyền Thống của Giáo Hội này còn cho biết lý do của mầu nhiệm Mông Triệu nơi vai trò thân mẫu thần linh nữa.

Chúng ta thấy được một dấu vết của niềm xác tín này ở một trình thuật ngụy kinh vào thế kỷ thứ 5 được cho là của Pseudo-Melito. Vị tác giả này tưởng tượng là Chúa Kitô đang đặt vấn đề với Thánh Phêrô và các Tông Đồ về định mệnh Mẹ Maria đáng hưởng, và đây là câu trả lời Người nghe thấy: "Lạy Chúa, Chúa đã chọn người nữ tỳ này của Chúa để làm nơi cư ngụ nguyên tuyền vô nhiễm cho Chúa... Bởi vậy chúng con là tôi tớ của Chúa đây thấy rằng thật là chính đáng như Chúa hiển trị trong vinh quang sau khi chiến thắng sự chết thì Chúa cũng phải làm cho thân thể của Mẹ Chúa sống lại và đưa Mẹ về trời hoan hưởng cùng Chúa" (Transitus Mariae, 16, PG 5, 1238). Thế nên, có thể nói rằng vai trò thân mẫu thần linh này, một vai trò làm cho thân thể của Mẹ Maria trở thành nơi cư ngụ tinh tuyền của Chúa, chính là nền tảng cho số phận hiển vinh của Mẹ.

2- Thánh Germanus đã bày tỏ chủ trương của mình trong một bài viết đầy thi ca rằng chính vì lòng cảm mến của Chúa Giêsu đối với Mẹ của Người là những gì cần Mẹ Maria phải nên một với Người Con thần linh của Mẹ trên trời: "Như một đứa con tìm kiếm và ước mong có được sự hiện diện mẹ của mình và là một người mẹ hân hoan vui sướng được ở với con cái của bà, thì Mẹ, bởi tình từ mẫu của Mẹ thực sự đối với Con Mẹ cũng như đối với Thiên Chúa, thật đáng trở về cùng Người. Không phải hay sao, dù thế nào chăng nữa, vị Thiên Chúa thực sự có tình yêu con cái đối với Mẹ ấy phải đưa Mẹ về với Người? (Hom. 1 in Dormitionem, PG 98, 347).  Ở trong một bản văn khác, vị tác giả khả kính này bao gồm khía cạnh riêng tư nơi mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Mẹ Maria với chiều kích cứu độ nơi vai trò thân mẫu của Mẹ, khi chủ trương rằng "người mẹ của Sự Sống phải chia sẻ nơi cư ngụ của Sự Sống" (ibid., PG 98, 348).

3- Theo một số Giáo Phụ thì một lý lẽ khác đối với đặc ân Mông Triệu được căn cứ vào việc Mẹ Maria thông phần vào công cuộc cứu chuộc. Thánh Gioan Damascene đã nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa việc Mẹ tham phần vào Cuộc Khổ Nạn và số phận hiển vinh của Mẹ: "Mẹ thực sự là đấng đã chứng kiến thấy Con Mẹ trên Thập Giá và đã chịu lưỡi gươm đau thương đâm vào thẳm cung tâm hồn Mẹ... Mẹ cần phải được ở với Người Con ngự bên hữu Cha này" (Hom. 2, PG 96, 741). Theo chiều hướng của mầu nhiệm vượt qua, hiển nhiên cho thấy rằng Người Mẹ này cũng cần phải được hiển vinh cùng với Con Mẹ sau khi qua đi.

Công Đồng Chung Vaticanô II, khi nhắc lại mầu nhiệm Mông Triệu trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, chú trọng tới đặc ân Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội: chính vì Mẹ "đã được gìn giữ cho khỏi tất cả mọi tì vết của nguyên tội" (Lumen gentium, n. 59), mà Mẹ Maria không thể nào giống như các con người khác trong tình trạng chết chóc cho đến tận thế. Sự thiếu vắng của nguyên tội và sự thánh đức trọn lành của Mẹ từ ngay giây phút đầu tiên cuộc sống của Mẹ là những gì đòi phải có được trọn vẹn vinh quang về thân xác lẫn linh hồn của Người Mẹ Thiên Chúa.

4- Nhìn vào mầu nhiệm Mông Triệu của Đức Trinh Nữ, chúng ta có thể hiểu dự án Quan Phòng thần linh đối với nhân loại, ở chỗ, sau Chúa Kitô, Lời nhập thể, Mẹ Maria là con người đầu tiên đạt tới lý tưởng cánh chung, hưởng trước trọn vẹn hạnh phúc được hứa cho thành phần được tuyển chọn nơi việc phục sinh của thân xác.

Nơi Mầu Nhiệm Mông Triệu của Đức Trinh Nữ chúng ta còn thấy được ý muốn thần linh trong việc thăng hóa nữ giới.

Tương tự như những gì đã xẩy ra từ ban đầu của nhân loại và của lịch sử cứu độ, theo dự án của Thiên Chúa, thì lý tưởng cánh chung không được mạc khải nơi một cá nhân mà là ở một cặp đôi. Thế nên nơi vinh quang thiên đình, bên Chúa Kitô phục sinh cũng có một người nữ đã được làm cho sống lại đó là Mẹ Maria: tân Adong và tân Evà, những hoa trái đầu mùa của cuộc phục sinh chung về thân xác của toàn thể nhân loại.

Dĩ nhiên, thân phận cánh chung của Chúa Kitô và Mẹ Maria không được đặt ở cùng một tầm cấp. Mẹ Maria, tân Evà, đã lãnh nhận từ Chúa Kitô, tân Adong, tình trạng viên mãn về ân sủng và vinh quang thiên đình, khi được phục sinh bởi Thánh Linh bằng quyền năng tối cao của Người Con.

5- Cho dù là vắn tắt, những ghi nhận này khiến cho chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng việc Mẹ Maria Mông Triệu làm tỏ hiện tính chất cao quí và phẩm vị của thân xác con người.

Trước sự coi thường và hạ giá mà xã hội tân tiến thường tỏ ra đối với thân xác của nữ giới thì mầu nhiệm Mông Triệu loan báo thân phận và phẩm giá siêu nhiên của hết mọi thân thể con người là những gì được Chúa kêu gọi trở nên dụng cụ thánh đức và được thông phần vào hiển vinh của Người.

Mẹ Maria đã tiến vào vinh quang vì Mẹ đã đón nhận Con Thiên Chúa nơi cung dạ trinh nguyên của Mẹ và trong tấm lòng của Mẹ. Bằng việc nhìn vào Mẹ, Kitô hữu biết khám phá ra giá trị thân thể của mình và canh giữ nó như là đền thờ của Thiên Chúa với lòng trông đợi cu5ôc phục sinh sau này.

Mông Triệu, một đặc ân được ban cho Mẹ Thiên Chúa, như thế đã có một giá trị bao la đối với sự sống và số phận của nhân loại vậy.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_ father/john_paul_ii/audiences/ 1997/documents/hf_jp-ii_aud_ 09071997_en.html

Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Colombia 6-11/9/2017

NGẪU TƯỢNG ĐẠO THEO

Chẩn Bệnh, Chứng Bệnh và Trị Bệnh

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

NGẪU TƯỢNG ĐẠO THEO - CHỨNG BỆNH

 

4- On/off đức tin

 

Chứng bệnh thông thường nhất và hiển nhiên nhất của thứ Đạo Theo đó là sống đạo một cách mâu thuẫn hay sống đạo chưa chân thực, còn mang tính cách giả hình bề ngoài làm sao ấy, chưa sâu xa nội tâm thật sự: đạo đức nhưng không thánh thiện. 

Ở chỗ, hằng ngày đọc kinh xem lễ, hằng tuần ăn chay, hằng tháng xưng tội, hằng năm tĩnh tâm v.v. Thế mà đụng một chút là tự ái nổi lên ngay lập tức, dễ xét đoán xấu cho người khác, thường phê bình chỉ trích hay chê bai những người khô khan nguội lạnh hơn mình, hoặc những người giữ đạo hay làm lễ không đúng như kiểu cách của mình và như mình, chấp nhất những ai phạm đến họ, không tha thứ cho phạm nhân, dù phạm nhân vô ý hay do chính họ gán ghép cho phạm nhân những điều mà họ tưởng là phạm nhân gây ra cho họ, cố ý phạm đến họ.

Nếu vào nhà thờ thì Kitô hữu tắt điện thoại di động đi - off hand phone - cho tới khi ra khỏi nhà thờ mới mở nó ra lại - on hand phone, thì trái lại, đối với một số không ít Kitô hữu chúng ta, vào nhà thờ thì chúng ta "on" đức tin lên nhưng ra khỏi nhà thờ thì chúng ta "off" đức tin liền. Chẳng hạn chen nhau ra khỏi parking. Ai vội vàng lấn lướt là tung chưởng miệng liền v.v.

Chứng bệnh on - off đức tin này quả thực vẫn thường xuyên xẩy ra nơi không ít những tâm hồn Kitô hữu được tiếng là đạo đức. Bề ngoài thi hành các việc đạo đức tốt lành mà tinh thần đức tin lại không có, nên đã có những ý nghĩ, lời nói, tác hành và phản ứng phản kitô, hoàn toàn ngược lại với những việc đạo đức của họ. 

Trong khi hằng ngày họ đọc "xin Cha tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợi chúng con", nhất là khi lần hạt Mân Côi, họ vẫn cứ chấp nhất nhau. Trong khi họ lên rước lấy Đấng yêu thương họ cho đến cùng, họ lại tỏ ra khinh bỉ Người nơi những người anh chị em hèn mọn nhất đáng thương của Người về thể lý hay về luân lý. Họ là thành phần Kitô hữu chỉ "on" đức tin trong nhà thờ, còn ngoài nhà thờ thì họ "off" đức tin! 

Theo kỹ thuật tân tiến, có thể nói nơi con người của mình và đời sống đạo của mình, họ chưa có hay không có "wifi thiêng liêng" (xin xem đoạn 28, phần trị bệnh), nên họ chưa liên lạc được với thế giới siêu nhiên, với "thượng giới" (Gioan 8:32, 3:12), một lien lạc bất khả thiếu được gọi là giao tiếp thần linh đúng với ý nghĩa của việc cầu nguyện, việc thiêng liêng đạo đức, đó là việc giao tiếp với "Thiên Chúa là thần linh trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24), chứ không phải chỉ theo truyền thống, hình thức, tình cảm, thói quen, nhu cầu. 

Chính vì chưa sống đạo thật sự mà đời sống đức tin có vẻ đạo đức của họ như thế đôi khi phản tác dụng, như đã từng xẩy ra cho môt số gia đình, nơi cha mẹ rất đạo đức nhưng con cái của họ lại bỏ đạo. Bởi vì chúng thấy các việc đạo đức của cha mẹ của chúng không làm cho các vị tốt hơn, mà lại ra tệ hơn, thì chúng kết luận rất thực tế rằng: như vậy việc đọc kinh hằng ngày, việc đi thờ đi lễ và rước lễ không có công hiệu - "not working", "not worthy" - thế thì dại gì mà bắt chước, mất giờ, uổng công, vô ích v.v.

The website encountered an unexpected error. Please try again later.
Error: Call to undefined method stdClass::getPathname() in _system_rebuild_module_data() (line 1042 of core/modules/system/system.module).